7 phương thức liên kết trong tiếng Việt giúp bạn chinh phục phần Đọc hiểu

(Tài liệu tham khảo: “Giáo trình tiếng Việt và Tiếng Việt thực hành” của tác giả Lã Thị Bắc Lý, Phan Thị Hồng Xuân, Nguyễn Thị Thu Nga)

  1. Phương thức lặp.

– Phương thức lặp là lặp lại một số yếu tố ngôn ngữ giữa các câu để thể hiện sự liên kết. Phương thức này có thể chia thành nhiều loại lặp:

+ Lặp ngữ âm: (Muôn ngàn lần biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng tổ quốc. Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre). 

+ Lặp từ vựng: (Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động rất lớn. Lực lượng ấy cần có sự lãnh đạo của Đảng mới chắc chắn thắng lợi). 

+ Lặp cấu trúc ngữ pháp (Hoa vạn thọ thì đôn hậu. Hoa đào thì duyên dáng khôi ngô). 

  1. Phương thức nối. 

– Là phương thức dùng các từ ngữ thực hiện chức năng nối giữa các câu để liên kết. 

Ví dụ: Tôi mắc bệnh hôm qua. Vì thế, hôm nay tôi không đến trường. 

  1. Phương thức thế. 

– Là phương thức dùng từ, ngữ ở câu này thay thế cho từ, ngữ ở câu khác để thể hiện sự liên kết. Có 2 dạng lặp.

+ Thay bằng đại từ (Điền nghĩ đến cái bủn xỉn của đàn bà. Họ may áo mới để cất đi)

+ Thay bằng đồng nghĩa, trái nghĩa (Người Pháp đổ máu đã nhiều. Dân ta hi sinh cũng không ít)

  1. Phương thức liên tưởng. 

– Là phương thức sử dụng nằm trong các quan hệ liên tưởng với nhau trong câu để tạo sự liên kết

– Ví dụ: Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt

  1. Phương thức đối. 

– Là phương thức dùng các từ hoặc cụm từ có ý nghĩa đối lập hoặc hô ứng nhau giữa các câu để thể hiện sự liên kết. 

– Ví dụ: Nhà thơ gói tâm tình của tác giả trong thơ. Người đọc mở thơ ra bỗng thấy tâm tình của tình mình

  1. Phương thức tỉnh lược. 

– Là phương thức sử dụng việc loại bỏ một thành phần nào đó vốn có trong câu trước khi viết câu tiếp theo để thể hiện sự liên kết về ngữ pháp và nghĩa. 

Ví dụ:

“Tôi lặng lẽ ra khỏi hang. Cũng không có một ý nghĩ rõ rệt”. 

“Ăn cơm chưa? – Rồi! “Tắm rửa chưa?” – Cũng rồi !

  1. Phương thức tuyến tính. 

– Là phương thức dùng trật tự sắp xếp các câu để thể hiện sự liên kết. 

Ví dụ: Nhiên nheo mắt. Súng nổ. Chiếc máy bay phản lực bốc cháy ngùn ngụt. 

-> Hành động súng nổ phải diễn ra trước hành động máy bay phản lực bốc cháy. 

BÀI TẬP VẬN DỤNG: Hãy xác định phép liên kết trong các câu sau đây. 

  1. Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị.
  2. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngưng thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, đứng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn.
  3. Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc
  4. Nói riêng về doanh nhân Á châu, phần lớn người Trung Quốc và Việt Nam gặp phải một vấn đề là sĩ diện. Có lẽ vì mặc cảm thôi.

GỢI Ý ĐÁP ÁN.

  1. Phép lặp từ

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị.

  1. Phép thế đại từ. 

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân khẳng khiu, cao vút, cành ngưng thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, đứng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn.

  1. Phép lặp đại từ và liên tưởng. 

Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.

  1. Phép tỉnh lược và liên tưởng 

Nói riêng về doanh nhân Á châu, phần lớn người Trung Quốc và Việt Nam gặp phải một vấn đề là sĩ diện. Có lẽ vì mặc cảm thôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *