Cách mở bài gián tiếp

Có 5 cách để viết mở bài gián tiếp:

  1. So sánh

So sánh là cách đối chiếu hai hoặc nhiều đối tượng với nhau ở phương diện giống nhau, khác nhau hoặc cả hai. Cách mở bài so sánh gây thích thú cho người đọc vì nó chứng tỏ người viết có kiến thức văn học phong phú.

Có nhiều cách làm phần mở bài theo dạng so sánh.

Tác phẩm thì có tác giả, đề tài, chủ đề, nội dung, cảm hứng, thể loại, giai đoạn, giá trị, nhân vật… nên người viết có thể đối chiếu điểm giống nhau, khác nhau hoặc vừa giống vừa khác của một trong các vấn đề đó.

  1. Đi từ đề tài

Bất kì tác phẩm văn học nào cũng thuộc một đề tài nào đó. Hiểu điều này, cùng với kiến thức lí luận văn học “Đề tài là phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm”, người viết nghị luận văn học sẽ dễ dàng giới thiệu vấn đề một cách rành mạch.

Các nhà văn viết về mùa thu thì đề tài là mùa thu; viết về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình thì đó cũng là đề tài.

  1. Đi từ giai đoạn

Mỗi thời kì lịch sử, giai đoạn lịch sử lại có những bối cảnh xã hội khác nhau ảnh hưởng ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Đi từ giai đoạn, thời kì văn học sẽ gắn hiện thực đời sống với nhà văn – tác phẩm – bạn đọc.  Cách mở bài này dành cho những học sinh kiểu “triết học gia” ham tìm tòi, ưa lý luận nhờ đó dễ tạo điểm nhấn cho bài văn.

  1. Đi từ thể loại

Không có tác phẩm nào không thuộc một thể loại chính nào đó. Mỗi thể loại văn học lại có những đặc trưng riêng. Người viết dựa vào đặc trưng thể loại để giải mã nghệ thuật trong tác phẩm.

5.Trích dẫn một câu nói, một câu thơ hoặc từ một triết lí cuộc sống.

Tìm kiếm và ghi nhớ những câu nói hay, cùng đề tài đưa vào mở bài để tiến tới vấn đề nghị luận sẽ tạo cảm giác “mềm mại” và hấp dẫn người đọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *