Chương trình ngữ văn 2018 có gì mới trong cách kiểm tra, đánh giá học sinh?

  • Đổi mới về nội dung thi

Chương trình cũ: Học gì thi nấy, đề thi sẽ giới hạn trong khuôn khổ sách giáo khoa. Có mở rộng ở phần đọc hiểu, nghị luận văn học, song môn Ngữ Văn vẫn là một môn nặng lý thuyết. 

Chương trình mới: Hoàn toàn là đề mở. Các ngữ liệu trong sách giáo khoa chỉ là tiền đề cho học sinh luyện tập, mở rộng kiến thức. 

  • Đổi mới về mục tiêu dạy học.

Chương trình cũ: Vẫn còn tồn tại việc dạy học thụ động (giáo viên giảng, học sinh nghe theo), chỉ chú trọng vào đọc, viết chứ chưa phát triển đến kĩ năng, nghe nói. 

Chương trình mới: Được học tập môn Ngữ Văn đầy đủ cả bốn kĩ năng: Nghe (lắng nghe ý kiến của bạn khác), Đọc (đọc văn bản), Viết (Viết bài), Nói (Thuyết trình, phản biện). 

  • Thay đổi về cấu trúc đề thi.

Chương trình cũ: Hoàn toàn 100% là tự luận. Có ba phần: Đọc hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học. 

Chương trình mới: Có thể kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận. Trắc nghiệm sẽ hỏi sâu vào các kiến thức tiếng việt, các nội dung liên quan đến văn bản cho trước. Tự luận sẽ rơi vào các câu hỏi về văn bản cho trước, viết bài nghị luận xã hội, viết bài nghị luận văn học. 

  • Học sinh sẽ phải phân tích 1 văn bản lạ hoắc.

Chương trình cũ: Đề thi phần nlvh chỉ ra trong số các văn bản sách giáo khoa, khiến cho học sinh học tủ, học vẹt, chưa thật sự công bằng vì có yếu tố hên xui trong đó. 

Chương trình mới: Đề thi phần nlvh sẽ không nằm trong bất kì bộ sách nào, hoàn toàn là một văn bản mới lạ để học sinh phân tích. 

  • Sách giáo khoa không còn đóng vai trò chủ chốt nữa

Chương trình cũ: Học sinh phải học thuộc nội dung các văn bản trong sgk, khuyến khích đọc thêm để mở rộng kiến thức. 

Chương trình mới: Đọc thêm văn bản ngoài sách trở thành công việc bắt buộc. Ngữ liệu sách giáo khoa chỉ là công cụ để hướng dẫn, gợi mở cho học sinh. 

NHƯ VẬY HỌC SINH CẦN PHẢI LÀM GÌ ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI SỰ MỚI LẠ NÀY?

  • Đọc thật nhiều văn bản ngoài sách giáo khoa. 

Việc ra đề mở đã chứng tỏ rằng các bạn không thể phụ thuộc 100% vào sách giáo khoa nữa, mà song song với việc đó học sinh phải tự đọc, tự nghiên cứu thêm các tác phẩm bên ngoài để rèn luyện kĩ năng đọc và cảm thụ văn học. Ngoài ra việc đọc văn mẫu cũng trở nên quan trọng hơn để giúp học sinh nâng cao diễn đạt và góc nhìn của mình. 

  • Không ngừng luyện tập.

Việc luyện tập sẽ giúp cho các bạn giữ lửa kiến thức, tăng cọ xát với các dạng đề mới lạ. Luyện tập ở đây không chỉ là luyện viết, mà các bạn còn phải luyện đọc, luyện nói và luyện nghe nữa. 

  • Tìm cho mình một người đồng hành. 

Tìm người đồng hành sẽ giúp cho các bạn có thể tự tin, dễ dàng chia sẻ góc nhìn lẫn nhau, từ đó mở mang thêm kiến thức, tư duy phản biện. Người đồng hành không nhất thiết phải là bạn cùng trang lứa, mà có thể là anh/chị/em, là thầy cô của bạn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *