Không xác định được dạng đề nghị luận xã hội
- Nghị luận xã hội thường chia làm hai dạng là nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống và nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí. Tuy nhiên học sinh hay bị nhầm giữa hai dạng nghị luận này nên gây ra tình trạng làm sai cách, bài viết lan man, lạc đề. Nên đầu tiên các bạn cần phân biệt được hai dạng bài này.
- Trước tiên nghị luận xã hội về hiện tượng đời sống đề cập về các hiện tượng khá phổ biến trong xã hội cũng như cuộc sống hàng ngày. Các câu hỏi bàn đến thường là những vấn đề mang tính chất thời sự hiện nay, bằng một vấn đề trên báo chí.
- Đối với nghị luận về một tư tưởng đạo lí thường đề cập tới những vấn đề có liên quan tới đạo đức làm người, nói về các danh ngôn, các triết lý, các quan niệm sống của các nhà tư tưởng lỗi lạc.
- Đối với những đề hỏi về ý nghĩa hoặc đưa ra giải pháp, các bạn vẫn còn trả lời lan man, chưa đúng trọng tâm yêu cầu của đề.
Mở đoạn không trúng vấn đề:
- Học sinh khi nhận được đề và đã xác định được đề bài rồi thì vẫn loay hoay trong việc mở đoạn, mở đoạn một cách lan man, không đi vào vấn đề chính.
Sắp xếp ý lộn xộn
- Trình bày chưa đúng bố cục đoạn hay bài văn
- Sắp xếp ý lộn xộn, triển khai luận điểm thiếu mạch lạc, chặt chẽ
- Diễn đạt lặp ý lan man, dài dòng không đúng trọng tâm
- Một đoạn văn NLXH 200 chữ, các bạn đưa ra 4 – 5 lý lẽ dàn trải, các lý lẽ không có sự liên kết, móc nối với nhau.
Lỗi về sử dụng dẫn chứng
- Đối với dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội, cô Thu Trang lưu ý các bạn cần tránh khỏi các lỗi sau:
- Thiếu dẫn chứng cụ thể, đưa tình hình chung chung
- Dẫn chứng không tiêu biểu, thuyết phục cho luận điểm
- Dẫn chứng chủ quan, cảm tính