Cách khắc phục những lỗi sai thường gặp dạng bài NLVH

  1. Cách khắc phục lỗi xác định vấn đề nghị luận.

 – Trước khi làm bài học sinh cần đọc thật kĩ yêu cầu của đề để xác định đúng dạng đề rồi mới có thể định hình chính xác được phạm vi vấn đề nghị luận.

– Chú ý những từ khóa của đề (với đề dưới dạng ý kiến, nhận định, đoạn thơ, đoạn văn), tìm ra cốt ý của cả câu; quan sát tỉ mỉ những điểm đặc biệt đáng chú ý của đề (với đề là bức tranh, hình ảnh) để có thể xác định đúng, trúng trọng tâm vấn đề cần nghị luận.

– Nâng cao vốn từ vựng, vốn hiểu biết để không bị động trước những từ ngữ khó, những đề mở hóc búa, những tầng nghĩa sâu xa ẩn dưới lớp ngôn từ và hình ảnh của đề bài.

– Học sinh trước những đề văn cần tư duy thật sâu sắc, thật mạch lạc, cần phải tỉnh táo để không xác định sai, thiếu hoặc xác định vấn đề quá rộng so với yêu cầu của đề tránh dẫn đến việc bài viết lan man, dài dòng mà vẫn thiếu ý, lập luận không chặt chẽ, sắc bén.

– Nâng cao vốn từ vựng, vốn hiểu biết để không bị động trước những từ ngữ khó, những đề mở hóc búa, những tầng nghĩa sâu xa ẩn dưới lớp ngôn từ và hình ảnh của đề bài.

– Bên cạnh đó học sinh cũng cần phải thường xuyên rèn luyện, tự mình tìm tòi luyện tập xác định vấn đề nghị luận của các đề văn do thầy cô giáo ra đề hay các đề học sinh tự tìm kiếm được trên mạng, qua sách báo,… Từ đó rèn cho mình được kĩ năng đọc, phân tích đề hiều quả để không còn bỡ ngỡ trước những kiểu đề khó, đề mới và có thể xác định được đúng vấn đề cần nghị luận, có được một bài viết chất lượng, đi vào lòng người đọc.

– Song ngoài việc trau dồi, học tập và cải thiện về mặt kĩ năng tìm hiểu, xác lập sao cho có thể xác định chính xác vấn đề nghị luận, học sinh cũng cần không ngừng bồi đắp vốn kiến thức thực tế để không bỡ ngỡ trước những dạng đề mới về những vấn đề của đời sống.

– Có thể thấy để có thể xác định đúng, trúng vấn đề và viết được một bài văn có độ sâu, độ lắng, độ sắc bén trong triển khai và lập luận cần phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức. Để xác định được sâu sắc một vấn đề nghị luận thì cũng rất cần sự kiên trì, tinh thần không ngừng học hỏi, cầu thị để có thể tiến bộ từng ngày và có thể dễ dàng xác định và giải quyết được bất cứ một đề bài nào.

  1. Cách khắc phục lỗi về luận điểm.

2.1 Không xác lập được luận điểm, nói chung chung, thiếu luận điểm

– Muốn xác lập đúng luận điểm thì phải thường xuyên đặt ra vấn đề: Vì sao? Tại sao? cách hỏi ấy làm hiện lên ý trả lời trong đầu.

– Việc suy nghĩ tìm ra câu trả lời sẽ giúp ta tháo gỡ dần để tiếp cận và nắm vững bản chất vấn đề. 

2.2 Lặp ý, sắp xếp các ý lộn xộn

–  Để khắc phục lỗi này thì học sinh nên tuân thủ theo các bước của bài văn NLXH thông thường là : Giải thích -> Bình luận chứng minh ý kiến nhận định đó là đúng hay là sai -> rút ra bài học cho bản thân. Như vậy bài văn sẽ tránh được việc lộn xộn, lập luận không có sức thuyết phục.

–  Còn về lỗi lặp ý, hiện tượng ý sau lặp ý trước, ý trước bao trùm lên ý sau hoặc trình tự các ý lộn xộn dài dòng. Để khắc phục tình trạng trên, các bạn học sinh nên làm dàn ý trước, đề ra những luận điểm, luận cứ cần triển khai trong bài viết.

2.3 Ý không phục vụ cho vấn đề

– Lỗi ý không phục vụ cho vấn đề là do khi viết bài học sinh không chịu đọc kỹ đề, không xác định đúng được các yêu cầu của đề ra, không nắm phương pháp làm bài, hoặc chỉ chăm chăm chú chú học thuộc lòng văn mẫu để đối phó…

– Để tránh trường hợp này, trước hết cần phải đọc đề thật kỹ, sau đó cẩn trọng xác định thật chính xác 3 yêu cầu đề ra:

+  Yêu cầu về nội dung nghị luận. 

+ Yêu cầu về phương pháp – cách thức nghị luận 

+ Yêu cầu về phạm vi nghị luận (trong thực tế cuộc sống, trong văn học,…)

  1. Cách khắc phục lỗi về dẫn chứng.

– Để có nguồn dẫn chứng phong phú cho mình, học sinh cần phải thu thập bằng cách quan sát xã hội, theo dõi thông tin báo đài, ghi chép và ghi nhớ. Có thể lấy dẫn chứng từ người thật việc thật, từ sách, từ các tác phẩm văn học. Cần chia các nguồn dẫn chứng thành các nhóm đề tài, chủ đề riêng để tiện cho việc sử dụng. 

* Lưu ý: NLXH cần hài hòa dẫn chứng từ văn học và đời sống. Trong đó cần ưu tiên hơn từ đời sống để phù hợp với kiểu bài. Chẳng hạn một bài văn NLXH chỉ cần một hoặc cũng có thể không cần đến dẫn chứng từ văn học, nhưng chúng ta cần hai đến ba dẫn chứng từ đời sống. Bởi văn học dù xuất phát từ hiện thực nhưng vẫn là sản phẩm của hư cấu tưởng tượng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *