Dàn ý chung:
Mở bài :
+Giới thiệu tác giả tác phẩm, nhân vật
+Giới thiệu vấn đề nghị luận
Thân bài :
1/ Ý khái quát : Vài nét về tác giả tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của tác phẩm
2/ Phân tích nhân vật theo yêu cầu đề. Có thể chia nhỏ thành các luận điểm :
+ Cuộc đời, Số phận, hoàn cảnh gia đình
+ Ngoại hình
+ Tài năng
+ Tính cách, quan điểm sống,..
+ Phẩm chất
+ Diễn biến tâm trạng.
+ Hành động, lời nói
+ Mối quan hệ với cộng đồng, xã hội
+…
Mỗi nhân vật được nhà văn xây dựng theo một phương thức riêng.. Có nhân vật thiên về hành động ( ví dụ Trương Phi- Tam quốc diễn nghĩa ) , có nhân vật thiên về diễn biến tâm trạng và hành động ( Mị- Vợ chồng A phủ ), hoặc có nhân vật lại thiên về diễn biến tâm trạng ( Bà cụ Tứ- Vợ Nhặt ), hoặc có những nhân vật kịch ( Trương Ba, Vũ Như Tô) lại thiên về lời nói và hành động kịch. Bởi vậy khi phân tích nhân vật, chúng ta không nhất thiết phải phân tích hết những luận điểm trên. Phân tích nhân vật phải đặt trong mối tương quan với các nhân vật khác, với toàn bộ thiên truyện.
Đề bài yêu cầu phân tích một khía cạnh của nhân vật ( Ví dụ phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao Duyên) thì chỉ chú ý phân tích kĩ khía cạnh đó để làm nổi bật vấn đề. Không sa đà kể lể về cuộc đời, hoàn cảnh sống, ngoại hình,… của nhân vật.
Đề bài yêu cầu phân tích nhân vật để chứng minh nhận định thì cần chú ý phân tích những khía cạnh của nhân vật để làm nổi bật vấn đề, chứng minh, làm rõ nhận định đó.
Trong quá trình phân tích có thể so sánh với nhân vật khác để làm nổi bật vấn đề. Lưu ý : so sánh với các nhân vật có điểm tương đồng hoặc cùng thời kì, cùng chủ đề…
3/ Đánh giá về nhân vật:
+ Ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm.
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thành công ở mặt nào: tâm lí, số phận, tính cách phẩm chất, tư tưởng; những thủ pháp và hình ảnh chi tiết đi gắn liền, làm nên nhân vật; ngôn ngữ nhân vật; cách kể về nhân vật…
Kết bài: Có thể đánh giá chung về nhân vật đó, khẳng định giá trị của tác phẩm.