Lý thuyết
Ngôn ngữ nói | Ngôn ngữ viết | |
Khái niệm | – Là ngôn ngữ được biểu hiện qua âm thanh, lời nói; có hiệu lực nhất thời; được sử dụng trong giao tiếp thường ngày của con người.
– Là hình thái có từ sớm nhất của một ngôn ngữ, được duy trì nhiều đời, có tính ổn định cao. |
– Là ngôn ngữ được biểu hiện qua chữ viết, ký hiệu; có hiệu lực lâu dài; được sử dụng như một hình thức lưu trữ hoặc giao tiếp đặc biệt của con người.
– Ra đời sau ngôn ngữ nói, khi đã có chữ viết. |
Đặc điểm ngữ pháp | Thường lệch chuẩn
– Sử dụng nhiều các thán từ, hư từ để bày tỏ thái độ, cảm xúc. – Sử dụng các loại câu tỉnh lược, câu đặc biệt… – Khi diễn đạt thường hay bị lặp hoặc lướt thông tin. – Ít khi sử dụng biện pháp tu từ, chủ yếu là các biện pháp tu từ đơn giản như so sánh, ẩn dụ, phúng dụ… |
Có sự quy định chặt chẽ về mặt ngữ pháp:
– Mức độ chuẩn mực phụ thuộc và phong cách ngôn ngữ của văn bản. – Thường tuân thủ đúng cấu trúc cú pháp câu, có tính sáng tạo và tính hình tượng cao. Các loại câu thường dài và phức tạp – Đòi hỏi sự chính xác về mặt chính tả, dùng từ – Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật để tăng sức hấp dẫn cho diễn đạt. |
Đặc điểm từ vựng | – Các từ vựng được dùng ở mức độ phổ thông, xoay quanh các vấn đề trong cuộc sống.
– Bị ảnh hưởng bởi yếu tố vùng miền. |
– Các từ vựng được dùng với độ chính xác cao.
– Thường sử dụng từ ngữ toàn dân. Một số có yếu tố phương ngữ nhưng không nhiều. |
Đặc điểm ngữ âm | – Yếu tố ngữ điệu được thể hiện thông qua tông giọng, độ lớn, độ vang của lời nói.
– Ngôn ngữ nói thường mang sắc thái biểu cảm, kết hợp với cử chỉ, nét mặt,…. của người nói. – Khi phát âm hay truyền tải thông tin thường có dấu hiệu lướt âm, giản lược từ sử dụng |
– Yếu tố ngữ điệu được thể hiện chủ yếu qua hệ thống dấu câu và sự sắp đặt các từ ngữ. |
Bài tập: Chỉ ra đâu là câu sử dụng ngôn ngữ nói và đâu là câu sử dụng ngôn ngữ viết:
a, “La liệt trên chiếu cói cạp điều đã sờn cạnh,cụ ấm đã bày lên đấy khay trà, ống nhổ, ấm đồng và hỏa lò đất. Cái điếu bát vẽ Mai Hạc kêu vang lên một hồi rất dòn, rất đều” (“Chén trà trong sương sớm”, Nguyễn Tuân)
b, “Đấy đấy! Muốn ăn cái gì thì ăn. Bà chả thiếu một cái gì cả.”
c, “- Quái thật, sao nó lại buồn thế nhỉ?”
d, Dăm ba tên học trò nhép này, lấy gì làm đủ sống. Trà tàu, rượu cúc, cây cảnh và hình như bác vẫn chưa bỏ được cái chứng thắp nến bạch lạp để đọc Đường thi sách thạch bản thì phải, lâu nay có đi đâu xa không?
e, Bắt đầu từ hôm ấy, những tập thơ cổ được giũ lớp bụi ngầu và ra khỏi cái níp sách sơn son. Cụ Nghè Móm bắt đầu nghiền lại tập thơ của người xưa.