CÁC DẠNG BÀI ĐỌC HIỂU THƯỜNG RA THI.
Nhận biết | – Các câu hỏi đóng gióng, tìm kiếm và trả lời thông tin có trong bài.
Vd: Theo tác giả, theo đoạn trích… |
Thông hiểu | – Các câu hỏi liên quan đến Tiếng Việt: Thể thơ, biện pháp tu từ, phong cách ngôn ngữ.
– Câu hỏi nêu nội dung chính của ngữ liệu. – Câu hỏi đặt nhan đề, chọn nhan đề. |
Vận dụng và vận dụng cao. | – Câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức bài đọc để trả lời:
+ Giải thích một câu văn, một ý thơ. + Câu hỏi đồng tình hay không đồng tình. + Câu hỏi về thông điệp. + Câu hỏi về suy nghĩ của bản thân về một ý văn, ý thơ. + Câu hỏi về nhận xét một vấn đề từ bài đọc. |
MA TRẬN ĐỀ ĐỌC HIỂU NĂM 2021, 2022 VÀ MINH HỌA 2023
2021 | 2022 | 2023 |
– 2 câu hỏi về đọc gióng: Tìm thông tin trong bài
– Câu hỏi về suy nghĩ của bản thân về ý văn, ý thơ. – Câu hỏi về suy nghĩ của bản thân về một vấn đề từ bài đọc. => BÀI ĐỌC HIỂU KHÓ. KHÔNG CÓ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT. 4 CÂU HỎI HOÀN TOÀN NẰM TRÊN BÀI ĐỌC. CÂU 4 LÀ CÂU HỎI MỞ RỘNG, DỄ DÀNG KÍCH THÍCH TƯ DUY HỌC SINH. |
– Câu hỏi về kiến thức tiếng Việt: thể thơ
– Câu hỏi về đọc gióng: tìm thông tin trong đoạn thơ – Câu hỏi về kiến thức tiếng Việt: tác dụng biện pháp so sánh – Câu hỏi về nhận xét một vấn đề từ bài đọc. => BÀI ĐỌC THIẾU SỰ PHÂN LOẠI. KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT CHIẾM 1.5/3 ĐIỂM. CÂU 4 PHÂN LOẠI HỌC SINH NHƯNG CHỈ CÓ 0.5Đ. |
– Câu hỏi về kiến thức tiếng Việt: thể thơ
– Câu hỏi về đọc gióng: tìm thông tin trong đoạn thơ. – Câu hỏi về nội dung chính của hai câu thơ. – Câu hỏi về nhận xét một vấn đề từ bài thơ. => BÀI ĐỌC HIỂU VỪA. FORMAT TƯƠNG ĐỐI BÁM SÁT NĂM 2022. |
CÁC MẸO ĐỂ TRẢ LỜI ĐỌC HIỂU.
Mẹo chung:
– Học sinh phải trả lời đầy đủ cả câu hỏi lẫn câu trả lời. Không được trả lời một cách cộc lốc.
– Đối với câu 3, câu 4 (những câu về nêu cảm nhận) thì nên viết thành đoạn văn.
– Khi trả lời thì đừng chỉ tập chung vào 1 ý mà nên triển khai ít nhất 2 ý trở lên.
Mẹo riêng từng dạng câu hỏi:
– Câu hỏi về tiếng Việt: Vì có rất nhiều dạng tiếng Việt nên người soạn chỉ lấy đơn cử những câu hỏi hay ra nhất.
+ Phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt: nếu đề không có chữ “chính” thì nên nêu ít nhất 2 cái.
+ Câu hỏi về liên kết câu: Chỉ ra phương thức liên kết nhớ ghi luôn phương tiện liên kết là từ ngữ nào.
+ Câu hỏi về thao tác lập luận: Để ý thật kĩ cách người viết lập luận để tránh sai câu này.
+ Câu hỏi về biện pháp tu từ.
- Khi xác định được biện pháp tu từ thì phải chỉ rõ biểu hiện, phương tiện của nó. Vd: Điệp ngữ: “Nếu ta…”
- Khi nêu tác dụng, chú ý phải nêu đủ 2 phương diện nội dung, nghệ thuật.
– Câu hỏi về đọc gióng:
+ Từ khóa nhận biết: Theo đoạn trích, theo tác giả, từ đoạn trích hoặc các câu hỏi liên quan đến định vị thông tin.
+ Mẹo trả lời: Trả lời y chang những gì được viết trên đoạn ngữ liệu, không thêm không bớt. Học sinh có thể diễn đạt lại theo cách hiểu của mình nhưng không được rời xa nội dung đoạn ngữ liệu.
– Câu hỏi về lý giải một câu thơ, câu văn.
+ Từ khóa: Anh chị hiểu gì/ Anh chị hãy lý giải…
+ Cách trả lời: Đầu tiên, hãy giải thích các từ khóa có trong câu thơ, câu văn đó. Sau đó mới gộp lại và nêu cách hiểu của mình về câu thơ, ý văn. Lưu ý là chỉ nêu ý nghĩa thôi, không cần đánh giá rằng nó đúng hay sai.
– Câu hỏi về thông điệp:
+ Học sinh phải nêu được thông điệp mà mình chọn là gì.
- Nếu đề ghi: “Thông điệp từ đoạn trích” -> Học sinh tìm một thông điệp có sẵn từ đoạn
- Nếu đề ghi “Anh/chị rút ra thông điệp gì” -> Học sinh tự viết một thông điệp mà bản thân nhận ra sau khi đọc.
+ Sau đó hãy lý giải cho sự lựa chọn của mình: Vì sao em chọn thông điệp đó, thông điệp đó có ý nghĩa gì?
+ Liên hệ bản thân về thông điệp đó.
– Câu hỏi về đồng tình, không đồng tình.
+ Phải trả lời là đồng tình, không đồng tình hoặc vừa đồng tình, vừa không đồng tình.
+ Sau đó lí giải cho sự lựa chọn của mình.
– Câu hỏi về nhận xét một vấn đề được rút ra từ văn bản.
- Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần chia thành những lập luận nhỏ hơn để lý giải. Lập luận đó phải bám sát vào văn bản.
- Ví dụ: Nhận xét tình cảm của tác giả:
- Tình cảm 1 -> Vì sao em thấy được điều đó?
- Tình cảm 2 -> Vì sao em thấy được điều đó?