Luyện tập đọc, viết tác phẩm ngoài SGK Ngữ văn 11 sách Cánh diều

Đọc phần phiên âm, giải nghĩa và dịch thơ của bài thơ sau: 

THANH THANH MẠN(*)

– Lý Thanh Chiếu –

Phiên âm Giải nghĩa Dịch thơ
Tầm tầm mịch mịch,

Lãnh lãnh thanh thanh,

Thê thê thảm thảm thích thích.

Sạ noãn hoàn hàn thì hậu,

Tối nan tương tức.

Tam bôi lưỡng trản đạm tửu,

Sạ địch tha vãn lai phong cấp!

Nhạn quá dã,

Chính thương tâm,

Khước thị cựu thì tương thức.

Mãn địa hoàng hoa đôi tích,

Tiều tuỵ tổn,

Như kim hữu thuỳ kham trích?

Thủ trước song nhi,

Độc tự tránh sinh đắc hắc!

Ngô đồng cánh kiêm tế vũ,

Đáo hoàng hôn, điểm điểm trích trích.

Giá thứ đệ,

Chẩm nhất cá sầu tự liễu đắc.

Tìm tìm kiếm kiếm,

Lạnh lạnh lùng lùng,

Thê thê thảm thảm rầu rầu.

Thời tiết chợt ấm lại chợt lạnh,

Rất khó nghỉ ngơi.

Đôi ba chén rượu nhạt,

Làm sao chống lại được lúc gió mạnh về đêm.

Nhạn bay qua,

Chính là lúc lòng buồn thương,

Là người đã biết nhau thuở xưa.

Đầy đất hoa vàng chất đống,

Rất tiều tuỵ,

Bây giờ đâu còn có ai chịu hái hoa?

Ở mãi bên cửa sổ,

Một mình thế nào mà trời đã tối đen.

Cây ngô đồng lại thêm mưa nhỏ,

Đến hoàng hôn, từng giọt nước rơi.

Tình cảnh này,

Một chữ “sầu” làm sao có thể nói rõ hết được.

Lần lần, giở giở

Lạnh lạnh lùng lùng

Cảm cảm thương thương nhớ nhớ

Thời tiết ấm lên lại rét

Càng thêm khó ở

Rượu nhạt uống đôi ba chén

Không chống nổi chiều về gió dữ

Nhạn bay qua

Đang đau lòng

Lại đúng bạn quen biết cũ.

Chồng chất hoa vàng khắp chỗ

Buồn bực nỗi

Giờ đây còn ai bẻ nữa

Đen kịt nhường kia

Một mình giữ bên cửa sổ

Cây ngô đồng gặp mưa bay

Buổi hoàng hôn thánh thót giọt nhỏ

Nối tiếp vậy

Ghê gớm sao, sầu kia một chữ.

(Nguyễn Xuân Tảo, Tống từ, NXB Văn học, 1999)

(*): Đây là bài từ nổi tiếng của Lý Thanh Chiếu sau những ngày chạy xuống Giang Nam, Trương Thuỵ Nghĩa trong Quý nhĩ tập còn nói là làm vào những năm cuối đời, sinh hoạt rất khốn đốn, chẳng bao lâu chồng qua đời. Trước nhiều đau khổ, bà đã lấy những nét sinh hoạt bình thường tả thành lời văn tha thiết.

Trả lời các câu hỏi sau: 

Câu 1: Anh/chị hãy nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy trong đoạn thơ: 

Lần lần, giở giở

Lạnh lạnh lùng lùng

Cảm cảm thương thương nhớ nhớ

Câu 2: Ở bản phiên âm, tác giả viết: “Tiều tụy tổn” (Rất tiều tụy), nhưng bản dịch thơ lại dịch là “Buồn bực nỗi”. Anh/chị có nhận xét gì về sự khác nhau này? 

Câu 3: Anh/chị có cảm nhận gì về cảnh vật thiên nhiên ở đoạn thơ: 

Cây ngô đồng gặp mưa bay

Buổi hoàng hôn thánh thót giọt nhỏ

Nối tiếp vậy

Ghê gớm sao, sầu kia một chữ.

Câu 4: Nhan đề “Thanh thanh mạn” có nghĩa là “âm thanh nhẹ nhàng, chậm rãi”. Kết nối với nội dung của bài thơ, anh chị hãy nêu ý nghĩa của nhan đề trên. 

Câu 5: Anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200-300 chữ, trình bày cảm nhận của mình về tâm trạng của chủ thể trữ tình ở khổ thơ thứ 2.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

Câu 1 Học sinh nêu tác dụng của những từ láy trên. 

Gợi ý: 

+ “lần lần, giở giở” -> Chỉ hành động lặp đi lặp lại, có phần vô vị, chán nản

+ “lạnh lạnh, lùng lùng” -> Cảm giác chóng vánh, cô đơn

+ “cảm cảm, thương thương, nhớ nhớ” -> Khắc họa tâm trạng buồn tủi, xót xa của nhà thơ. 

Tác dụng

– Làm cho lời thơ trên nên sinh động, có tính nhạc

– Thể hiện được tâm thế buồn chán, mỏi mệt và vô cùng lẻ lỏi của chủ thể trữ tình. 

Câu 2 – Ở bản phiên âm, nhà thơ viết “tiều tụy tổn”: nỗi buồn vô cùng khắc khoải, buồn đến mức kiệt quệ 

– Bản dịch thơ đã đánh mất thần thái ấy khi chỉ đơn giản là “buồn bực”: một nỗi buồn đi kèm với sự uất ức, bực dọc. 

Câu 3 Học sinh nêu cảm nhận của mình về các hình ảnh thiên nhiên ở đoạn thơ trên. 

Gợi ý: 

Thiên nhiên hiện lên nhưng tất cả đều mang màu sắc thê lương, chán nản, thiếu sức sống. 

– Cây ngô đồng xác xơ trên nền trời đen kịt của cơn mưa

– Buổi hoàng hôn thánh thót, gợi cảm giác buồn man mác

– Màu sắc: xanh, xám, cam vàng của hoàng hôn -> Vô cùng thiếu sức sống, gợi đến sự chấm dứt của một ngày dài, càng làm cho lòng người thêm buồn đau. 

Câu 4 Học sinh liên kết với văn cảnh của bài thơ để nêu ra ý nghĩa nhan đề “Thanh thanh mạn”. 

Gợi ý: 

– Thanh thanh mạn gợi ra những chuyển động nhẹ nhàng, chậm rãi của con người và thiên nhiên

– Thanh thanh mạn gợi nên những cảm xúc vô cùng bi thương, chán chường của tác giả. Tất cả mọi thứ hiện lên đều gợi sự chóng vánh, mỏi mệt, khiến nỗi buồn của con người không thể được giải trừ mà càng trở nên đè nén, ngột ngạt. 

Câu 5:  Học sinh áp dụng kĩ năng viết bài cảm nhận về một khía cạnh văn học để nêu cảm nhận về tâm trạng của nhà thơ ở khổ thơ thứ 2:

Chồng chất hoa vàng khắp chỗ

Buồn bực nỗi

Giờ đây còn ai bẻ nữa

Đen kịt nhường kia

Một mình giữ bên cửa sổ

Cây ngô đồng gặp mưa bay

Buổi hoàng hôn thánh thót giọt nhỏ

Nối tiếp vậy

Ghê gớm sao, sầu kia một chữ.

Gợi ý: Học sinh có thể nêu cảm nhận theo 2 cách

Cách 1: Nêu cảm nhận về phương diện nghệ thuật trước, sau đó về nội dung sau (hoặc ngược lại)

Cách 2: Nêu cảm nhận về phương diện nghệ thuật và nội dung song song nhau. 

Ví dụ cách 2: 

– 7 câu đầu đoạn: Nỗi buồn lan tỏa khắp cảnh vật xung quanh

Mãn địa hoàng hoa đôi tích,

Tiều tuỵ tổn,

Như kim hữu thuỳ kham trích?

Thủ trước song nhi,

Độc tự tránh sinh đắc hắc!

Ngô đồng cánh kiêm tế vũ,

Đáo hoàng hôn, điểm điểm trích trích.

– Những bông hoa vàng lộng lẫy nhưng không ai còn muốn hái nữa

– Cô đơn bầu trời đã chuyển về đêm

– Cây ngô đơn trơ trọi, cô đơn trong màn mưa

– Hoàng hôn xuống gợi dậy biết bao nhiêu buồn thương, nỗi nhớ

=> Cảnh vật vốn dĩ vô tri, nhưng chính tâm trạng của con người đã khiến nó trở nên thuật u uất, buồn đau. Dường như mọi thứ trước mắt nhà thơ đã không còn giữ được vẻ thanh tú, căng tràn nhựa sống nữa, mà thay vào đó là một sự mỏi mệt, uể oải, như chính cảm nhận của nữ sĩ ngay thời điểm lúc này. 

– 2 câu cuối: Tâm sự của nữ sĩ trước khung cảnh ngày tàn: 

Giá thứ đệ,

Chẩm nhất cá sầu tự liễu đắc.

– Mọi thứ như nối tiếp nhau, không có sự khởi sắc nào. Sự buồn chán nối tiếp sự buồn chán, sự khổ đau nối tiếp sự khổ đau. Không biết đâu là điểm dừng, không biết đâu là chốn để cho ta có thể nương tựa vào. 

– Có lẽ tâm trạng của nữ sĩ lúc bấy giờ không còn có thể định nghĩa cụ thể bằng bất cứ một lời lẽ, ngôn từ nào nữa. Bởi nó đã khắc sâu vào trong tâm khảm, trở nên phức tạp hơn, ghê gớm hơn và day dứt hơn.