- Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng phát biểu: “Sự kiện 30/4/1975 không chỉ là kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ mà là kết thúc cuộc trường chinh chống chủ nghĩa thực dân xâm lược kể từ ngày thất thủ kinh đô Huế… Và, không có cuộc chiến đấu này chưa chắc tôi đã làm thơ và trở thành nhà thơ”
- Việt Bắc – Tố Hữu
Nhà thơ Tố Hữu đã từng tâm sự: “Ngôn ngữ của tôi chỉ có thể hiểu được giữa những người bạn chí thân. Đó là những bài thơ tình của tôi, viết theo cách của tôi…Tôi yêu đất nước tôi, dân tộc tôi và tôi nói về họ như về một người tình…”
- Sóng – Xuân Quỳnh
Nhà Xuân Quỳnh từng tâm sự về sự nghiệp làm thơ: “Vì thích thú. Làm văn học cảm thấy như mình được sống thêm một cuộc đời nữa. Vì uất ức. Khi mới vào nghề bị xô đẩy, bị khinh rẻ nên tôi phải quyết sống. Mà sống tức là phải viết. Nói được niềm vui nỗi khổ của mình, tôi cảm thấy có cái sung sướng không mấy ai có! Như người khác không được yêu, mình được yêu. Như người khác chỉ biết im lặng mà mình biết nói, và nói lên được thành tiếng”.
- Vợ nhặt – Kim Lân
Trong một lần trả lời phỏng vấn nhà văn Kim Lân đã từng tâm sự: “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm.Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới cuộc sống, vẫn hy vọng, vẫn tin tưởng vào tương lại. Họ vẫn muốn sống,“sống cho ra con người”. Đó chính là tình người và niềm hi vọng về cuộc sống về tương lai của những con người đang kề cận với cái chết.”
- Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
Đã có một lần nhà văn Tô Hoài từng tâm sự: “Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi”.
- Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng quan niệm: “Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: Để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đoạ đầy đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời, để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.”