Một số nhận định mới mẻ về thơ ca của các thi sĩ Việt Nam
  1. “Thơ là thơ, đồng thời cũng là vẽ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng…” – Sóng Hồng (Trích trang 5 “Sóng Hồng – Thơ “, NXB Văn học 1966)

  2. “Thơ là tiếng gọi đàn.” – Xuân Diệu (Trích “Trò truyện với các bạn làm thơ trẻ”)

  3. “Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống” – Tố Hữu (Trích trang 442 “Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta với thời đại ta”, NXB Văn học 1973)

  4. “Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật.” – Chế Lan Viên (Trích “Hoa và Mật”)

  5. “Thơ không chịu được giả dối. Nó đòi hỏi chân thực đến mức không thể ai ngờ vực được” – Tố Hữu (Trích trang 445 “Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta với thời đại ta”)

  6. “Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể. Anh phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của anh để nói cái to tát của xã hội, cái tốt đẹp của chế độ, để tránh cái khô khan, nhạt nhẽo, anh phải có cá tính, anh phải trau dồi cái độc đáo mà công chúng rất đòi hỏi. Nhưng đồng thời anh phải đấu tranh để cái việc sự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa.” – Xuân Diệu (Trích “Trò truyện với các bạn làm thơ trẻ” )

  7. “Thơ có ích không chỉ vì thơ giáo huấn ai, giáo dục ai, cải tạo ai, mà vì thơ thức tỉnh con người trước cái “trăm năm”, thơ đặt con người đối diện với nghìn năm, thơ cho con người một thoáng nhìn lại chính mình một cách bình thản.” – Thanh Thảo (Trích trang 80 “Tản mạn về thơ”)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *