Một số quan niệm, nhận định về văn học (Phần 2)

1/ Thơ là:

– “viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời” (Sóng Hồng).

– “thần hứng” (Platon).

– “ngọn lửa thần” (Đecgiavin).

2/ “Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình” (C.Mac).

3/ “Thơ,trước hết là cuộc đời,sau đó mới là nghệ thuật” (Biêlinxki).

4/ “Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy” (Phạm văn Đồng).

5/ Còn Chế Lan Viên thì đúc kết được rằng:

Bài thơ anh anh làm một nửa mà thôi

Còn một nửa cho mùa thu làm lấy

Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá

Nó không là anh nhưng nó là mùa”.

6/ “Một nhà văn thiên tài là người muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ” (Thạch Lam).

7/ “Sống đã rồi hãy viết,hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân”.(đây là quan niệm của Nam Cao sau cách mạng Tháng Tám).

8/ Nhà văn phải”đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của đời”.

9/ “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo,không nên ăn bám vào người khác.Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay…Cũng cùng 1 vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước.Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của.Dùng chữ như đánh cờ tướng,chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó.Văn phải linh hoạt.Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp”(Nguyễn Tuân)

10/ “Giá trị của 1 tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn” (Nguyễn Khải).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *