A. Các dạng bài học sinh có thể lựa chọn/ hoặc đề có thể hỏi
– Phân tích về cách xây dựng tình huống truyện và nhân vật của nhà văn
– Phân tích cách xây dựng kết cấu của câu chuyện.
– Phân tích đặc điểm, vai trò và chức năng của người kể chuyện trong tác phẩm.
– Phân tích cái hay/ điều mới mẻ/ sự độc đáo của nhà văn trong việc xây dựng chi tiết…
-…..
B. Dàn ý và hướng dẫn làm bài
Dàn ý | Hướng dẫn làm bài | ||||
Mở bài | Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu khía cạnh trong nghệ thuật của tác phẩm mà học sinh chuẩn bị phân tích | – Thông tin tác giả, tác phẩm học sinh tự tìm kiếm hoặc được đề bài cung cấp trước.
– Lựa chọn phương diện nghệ thuật để nghị luận, có thể là về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật… |
|||
Thân bài | Học sinh triển khai khía cạnh đó ra thành các luận điểm phù hợp. Có thể theo hướng như sau:
|
– Khi miêu tả biểu hiện, đặc điểm; học sinh cần đưa ra những thông tin cơ bản ví dụ như ngôi kể thứ mấy, điểm nhìn như thế nào, xuất hiện ở đâu, tần suất xuất hiện ra sao.
– Khi chỉ ra vai trò, học sinh cần đọc và phân tích kĩ lưỡng về hiệu quả của yếu tố đó trong việc miêu tả câu chuyện. Ví dụ: yếu tố đó khi đặt vào 1 tình huống cụ thể thì có tác dụng gì, làm cho điều gì trong truyện nổi bật hơn…. – Khi đánh giá hiệu quả của yếu tố, học sinh cần đào sâu hơn vào giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng (chủ yếu là giá trị tư tưởng). Ví dụ, yếu tố đó thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả… |
|||
Kết bài | Đánh giá giá trị nghệ thuật của yếu tố nghị luận và giá trị của tác phẩm. |
C. Bài tập vận dụng
Đọc đoạn trích sau:
(Tóm tắt phần trước: “Bức tranh” là truyện kể về một người họa sĩ nhận lời vẽ chân dung cho một chiến sĩ bộ đội, gửi về quê nhà để người mẹ biết anh vẫn chưa hi sinh. Nhưng người họa sĩ lại quên lời hứa ấy mà mang bức tranh đi trưng bày. Không lâu sau, bức tranh chân dung hốc hác, gầy gò của người chiến sĩ đã trở thành một tác phẩm nổi tiếng. Nhưng trong một lần đi cắt tóc, vị họa sĩ ấy đã đi vào tiệm của người chiến sĩ khi xưa…)
(…) Tôi có cảm giác hồi hộp của một anh bộ đội giữa trận đánh đồn vừa vượt qua lớp lớp hàng rào để bám được vào cái đột phá khẩu. Lúc ban nãy, khi đạp xe vừa chớm đến quãng đường phố ngang với bức mành, chỉ chút xíu nữa là tôi đã nhấn mạnh chân vào bàn đạp cho bánh xe lăn thật nhanh như mọi lần, “Thưa ông đến cắt tóc?”, “Vâng ạ!” một lần nữa, nếu tôi gieo thêm một chút xíu yếu đuối trên cái mặt cân tiểu ly vô hình, tôi sẽ không đáp “Vâng ạ!” mà có thể trả lời: “Không ạ” rồi phóng xe đi thẳng như mọi lần.
Anh thợ cắt tóc nghe mẹ lên tiếng mới quay người lại. Tôi vừa kịp nhận ra được từ nơi cặp mắt vẫn còn trẻ của anh chiếu thẳng về phía tôi một cái nhìn ban đầu soi mói, ngạc nhiên, rồi hơi nghiêm mặt lại. Nhưng những diễn biến phản ứng trên cái mặt người thợ chỉ diễn ra nhanh như một cái chớp mắt. Ngay sau đó anh lại trở lại cái vẻ mặt và cử chỉ từ tốn, điềm đạm, ân cần của một người thợ cắt tóc đứng đắn và yêu nghề.
Da mặt tôi tự nhiên dày cộm lên.
– Mời bác ngồi!
Tôi cố trấn tĩnh để khỏi run lập cập, bước tới ngồi vào cái ghế gỗ như một cái ghế tra điện.
– Bác vẫn cắt như cũ?
– Vâng.
Bàn tay người thợ ấn cái gáy tôi xuống. Tôi trông thấy hai ống quần quân phục đã cũ kỹ và đôi bàn chân xỏ trong dép cao su. Bà mẹ anh vẫn ngồi bên cạnh cái ghế cắt tóc, bàn tay dăn deo vừa sờ soạng trên mặt đất, vừa cầm chiếc vồ nện lên những viên gạch chan chát, nhát trúng nhát trật. Từng mảng tóc trên đầu tôi rớt xuống. Tôi có cảm giác tôi đang ngồi cho người thợ giải phẫu não, mà không đánh thuốc mê.
Rồi người thợ cắt tóc, một tay nâng ngửa cái mặt tôi lên, một tay cầm lấy con dao nhỏ sáng loáng. Tôi khẽ liếc mắt thấy lưỡi dao sắc lẹm, vậy mà anh vẫn đem mài đi mài lại trên một tấm da. Tôi khắc khoải nằm ngửa mặt chờ. Tôi khẽ thử động đậy cái gáy, nó như đã bị chốt vào miếng gỗ lõm có lót da. Ngay trước mặt tôi vẫn là cái bộ mặt thật của tôi vừa được lột khỏi ra cái mặt nạ hàng ngày, đang phản chiếu trong tấm gương.
– “Hàng ngày anh vẫn nói đùa một cách độc đáo với bạn rằng: tạo hóa nặn ra muôn loài, mỗi loài bằng một thứ bột nhão riêng khác nhau. Xong rồi mỗi thứ thừa một tý, đem gộp chung tất cả lại, để nặn ra anh?”
– “Có lẽ thật thế, trong con người tôi đang sống lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ?”
– “Bây giờ trước mặt tôi, anh nghĩ thế nào về cái luật công bằng ở đời của anh: cho thế nào thì nhận thế nấy?”
– “Tôi xin nhận đã gây nên đau khổ cho bà mẹ anh. Tôi đã lừa dối anh. Tôi đã thu thêm được tiền của và tiếng tăm trên sự đau đớn của anh. Bây giờ anh cứ trừng phạt tôi. Anh xử tôi thế nào cũng được!”
– “Không bao giờ! Nếu tôi xử phạt anh, nếu tôi thực hiện cái quan niệm về luật công bằng ở đời của anh, thì cái hôm đó, tám năm trước đây, khi quay lại đón anh giữa suối, tôi đã xốc ngược anh lên rồi vứt tõm vào khúc suối giữa bãi đá tai mèo rồi!”
– “Lần này anh lại đối xử với tôi như lần trước đây?”
– “Phải”.
– “Anh cũng không trách mắng, chỉ trán chỉ mặt tôi?”
– “Không! Anh cứ yên tâm. Trước sau tôi vẫn coi anh là một nghệ sĩ tài năng đã có nhiều cống hiến cho xã hội”.
– “Tôi vẫn thường gặp mặt anh ở ngoài đường luôn luôn đấy chứ! Một lần tôi đứng xem anh ký họa khu phố cổ. Một lần tôi đến xem phòng trưng bày tranh của anh. Một lần khác, tôi đi theo mấy người bạn làm xưởng vô tuyến truyền hình đến quay chỗ xưởng làm việc và gian phòng riêng của anh. Anh không nhận ra được tôi đấy mà thôi!
– “Bây giờ anh nói với tôi một điều gì đi, khuyên tôi một nhời đi!”
– “Không”.
– “Tôi có phải cút khỏi đây không?”
– “Không. Anh cứ đến đây. Tôi cắt cho anh kỹ lắm, anh biết đấy!”
Phải, giá thử lần thứ nhất tôi đến, hoặc lần thứ hai trở lại, và các lần sau nữa, mà người thợ ấy nổi giận đuổi tôi ra khỏi ngôi quán, thì chắc chắn tôi không đủ thì giờ nhìn kỹ cái mặt mình đến như thế. Gần nửa năm, tôi đã để vào bức tranh sơn mài tất cả công sức và sự suy nghĩ, và trong suốt thời gian ấy, một đôi lần tôi cũng gợi lại chuyện cũ nhưng người thợ vẫn một mực cố tỏ ra chưa hề bao giờ quen biết tôi. Trở về làm một anh thợ cắt tóc cũng như lúc ở bộ đội, anh vẫn lẳng lặng sống như vậy để cho người chung quanh tự phán xét lấy những công việc đã làm. Lời đề nghị rụt rè của anh: Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.
Bây giờ thì cái tác phẩm mới của tôi đã hoàn thành. Tôi đang đối mặt với chính mình, để viết những dòng này, như những lời chú giải cho một tác phẩm hội họa thể hiện một cái mặt người rất lớn: những luồng ánh sáng hàng nghìn nến từ phía trước và trên đầu chiếu thẳng xuống một nửa mái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn, và một nửa mái tóc đã cắt, thoạt trông như một phần bộ óc mầu xám vừa bị mổ phanh ra. Phần bên dưới khuôn mặt như vẫn đang được giấu kín dưới một cái mặt nạ: dưới cằm và hai bên mép phủ kín bọt xà phòng. Không trông rõ miệng, chỉ thấy một vệt mầu đen lờ mờ nổi bồng bềnh trên những đám bọt xà phòng. Và nổi bật trên cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm.
(Trích truyện ngắn “Bức tranh”, Nguyễn Minh Châu)
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận để đánh giá về cách nhà văn miêu tả tâm lý của nhân vật họa sĩ trong đoạn trích trên.
__________________________________________________________
* Nguyễn Minh Châu (20 tháng 10 năm 1930 – 23 tháng 1 năm 1989), tên thật là Nguyễn Thí, là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới. Ông là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam 1954 – 1975.
* Truyện ngắn “Bức tranh” được rút trong tập “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” (1983), là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn trong thời kì hậu chiến. Qua lời “tự thú” của một họa sĩ về bản thân mình, nhà văn đặt vấn đề : hãy biết vượt lên trên cái thấp hèn và ích kỉ, con người sẽ tìm được vẻ đẹp của cái thiện.
D. HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH
Mở bài | – Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn “Bức tranh” (căn cứ theo thông tin được cung cấp sẵn)
– Giới thiệu khía cạnh cần bàn luận: nghệ thuật miêu tả tâm lý của nhân vật người họa sĩ. |
Thân bài | Áp dụng dàn ý đã được hướng dẫn + đọc kĩ ngữ liệu để phân tích, đánh giá nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
* Đặc điểm, dấu hiệu của nghệ thuật miêu tả tâm lý: – Tình huống phát sinh tâm lý: Tình huống nhận thức (người họa sĩ gặp gỡ lại người mà ông đã thất hứa, nhận ra hậu quả mà mình đã để lại cho họ) – Trạng thái tâm lý: sợ sệt, xấu hổ, dằn vặt, đau khổ, ngộ ra một chân lý nào đó… – Tâm lý của nhân vật hiện lên rõ nét qua: ngôi kể (ngôi thứ nhất), qua các dòng đối thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật. * Vai trò của nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật: – Làm cho cốt truyện trở nên sinh động, cuốn hút người đọc. – Làm cho tính cách, nội tâm nhân vật hiện lên một cách sống động, chân thật: + Làm nổi bật sự xấu hổ, ân hận của nhân vật người họa sĩ khi đối diện với chính bản thân mình trước gương hiệu cắt tóc + Khắc họa quá trình nhận thức của người họa sĩ một cách tinh tế, độc đáo nhất * Đánh giá nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật: – Góp phần thể hiện sự am hiểu tâm lý người của nhà văn Nguyễn Minh Châu. – Thể hiện những góc nhìn, chiêm nghiệm sâu sắc của ông về bản chất của con người: luôn tồn tại hai thái cực “xấu” và “tốt”. – Qua nét tâm lý của nhân vật người họa sĩ, nhà văn muốn truyền tải đến độc giả nhiều quan niệm, triết lý sâu sắc: + không một tòa án nào tối cao hơn tòa án lương tâm của mình + đừng để những hư vinh, những hào nhoáng trước mắt mà đánh mất chính mình. Trong cuộc sống bề bộn ấy, ta nên có những giây phút nhìn nhận lại chính mình. + Đôi khi sự vị tha chính là sự trả thù đau đớn nhất. …. |
Kết bài | – Khẳng định lại giá trị nghệ thuật của thủ pháp miêu tả tâm lý nhân vật
– Khẳng định lại giá trị của truyện ngắn “Bức tranh”. |