Những quan niệm về văn học tạo sức gợi mở cho kết bài

“Tiếng tôi hát chẳng làm ai tươi nở,

Nhưng sách nầy, tôi để cả trái tim,

Giở cho khéo, kẻo lòng tôi động vỡ,

Hồn người tình mỏng lắm, xếp cho êm.

(Xuân Diệu)

 “Tôi đã thử đánh rơi trang giấy mình xuống nước

Thơ không thể tự hơ khô trang giấy của mình

Nhưng mặt trời tình yêu, bạn ơi có thể

Làm ký ức nhoè rồi bỗng lại tươi xanh.”

(Phạm Tiến Duật)

 “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một thứ ánh sáng riêng, không bao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bây giờ biến thành của ta và chiếu tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.” (Nguyễn Đình Thi) 

 “Tôi nghĩ nếu vẽ một biểu tượng của nghề viết mà tôi đang đeo đuổi, tôi sẽ vẽ hình ảnh của giọt nước mắt hay gần giống như thế. Bởi văn học vẫn còn những rào cản ngôn ngữ. Khi viết về thân phận, nỗi đau, sự bối rối thường trực của con người trước những biến cố của cuộc đời, tôi luôn ao ước những trang viết của mình có được sự rung cảm như những giọt nước mắt.” (Nguyễn Ngọc Tư)

 “Nhà văn có thể không cần tiền, cũng không cần vàng, nhưng nhất định là phải cần độc giả. Tất nhiên có tác phẩm kén độc giả, có tác phẩm không, có người viết cho đương thời, có kẻ viết cho hậu thế, nhưng đã viết thì ai cũng mong có người đọc mình, nếu không thì viết làm gì?”

 (Nguyễn Hiến Lê)

 “Trong nghệ thuật, bàn tay không bao giờ có thể tạo ra điều gì cao hơn điều trái tim có thể tưởng tượng”. (Ralph Waldo Emerson)

 “Khi cơn mưa mùa xuân rơi ở đâu đó

Thì trên đồng xào xạc cỏ và hoa

Khi giọt nước mắt rơi từ đôi mắt thi sĩ

Thì những lời chân chính được sinh ra.”

(Gamzatov)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *