Phân biệt tất cả các biện pháp tu từ

Biện pháp So sánh

– Khái niệm: Biện pháp so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với một sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.

– Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, giúp cho câu văn trở nên sinh động và gây hứng thú mạnh với người đọc.

– Dấu hiệu nhận biết: Nhận biết biện pháp so sánh khi có các từ như: là, như, bao nhiêu…bấy nhiêu. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp từ ngữ so sánh bị ẩn đi các em nên đọc kỹ câu đó để suy luận. Ví dụ “Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”. Trong ví dụ này từ so sánh đã được ẩn đi.

Biện pháp nhân hóa

– Khái niệm: Là biện pháp sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách và suy nghĩ vốn dành cho người để miêu tả những đồ vật, con vật hay sự việc.

– Tác dụng: Khiến cho sự vật, đồ vật và cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết hơn với người.

– Dấu hiệu nhận biết: Sử dụng các từ chỉ hoạt động hay tên gọi của con người như: anh, chị,ngửi, chơi, sà…

Ví dụ: Trong bài hát Chị ong Nâu và em bé. Hình ảnh chú ong được nhân hóa.

Biện pháp ẩn dụ

– Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật hay hiện tượng này bằng tên sự vật và hiện tượng khác có nét tương đồng.

– Tác dụng: Giúp làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự vật được diễn đạt.

– Dấu hiệu nhận biết: sử dụng các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau.

Ví dụ:  Người cha, Bác chính là nói đến Hồ Chí Minh.

Biện pháp hoán dụ

– Khái niệm: Hoán dụ biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng hay khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng và khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nhau.

– Tác dụng: có tác dụng làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự vật được diễn đạt.

Ví dụ:

“Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thành thị đứng lên”

Hình ảnh áo nâu đại diện cho người nông dân ở nông thôn, còn hình ảnh áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân ở thành thị.

Biện pháp nói quá

– Khái niệm: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, mức độ và tính chất của một sự vật, hiện tượng.

– Tác dụng: nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm của sự vật, hiện tượng được miêu tả.

– Dấu hiệu nhận biết: Sử dụng những từ ngữ cường điệu, khoa trương, phóng đại nhiều lần so với thực tế.

Ví dụ:  Con voi chui lọt lỗ kim.

Biện pháp nói giảm nói tránh

– Khái niệm: Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị và uyển chuyển sự vật được nhắc tới.

– Tác dụng: Giảm cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục và thiếu lịch sự.

– Dấu hiệu nhận biết: Sử dụng các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó.

Ví dụ: người ta thường hay dùng từ “đi” thay cho từ “chết” trong câu: Bác đã đi rồi!

Biện pháp Điệp từ, điệp ngữ

– Khái niệm: Biện pháp tu từ này nhắc đi nhắc lại nhiều lần 1 từ hoặc 1 cụm từ.

– Tác dụng: Có tác dụng nhấn mạnh, tạo ấn tượng và gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ hay câu văn.

– Dấu hiệu nhận biết: Sử dụng từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, đoạn thơ.

– Chú ý: Biện pháp tu từ này phải phân biệt rạch ròi với lỗi lặp từ.

Biện pháp chơi chữ

– Khái niệm: Chơi chữ là biện pháp tu từ sử dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ.

– Tác dụng: Mang đến sự dí dỏm, hài hước, giúp cho câu văn hấp dẫn và thú vị hơn.

 

Các biện pháp tu từ cú pháp

Đảo ngữ

  • Khái niệm

Đảo ngữ là thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường trong một câu, nhằm

nhấn mạnh vào đặc điểm của đối tượng.

  • Ví dụ

Nhớ nước đau lòng/ con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng/ cái gia gia

(Qua đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan)

Điệp cấu trúc

  • Khái niệm

Là biện pháp tu từ tạo ra những câu văn có cùng kết cấu ngữ pháp nhằm nhấn

mạnh về nội dung, tạo sự nhịp nhàng cân đối cho văn bản.

  • Ví dụ

Chúng/ thi hành những luật pháp dã man. Chúng/ lập ba chế độ khác nhau ở

Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân

tộc ta đoàn kết.

Chúng/ lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng/ thẳng tay chém giết những

người yêu nước thương nòi của ta. Chúng/ tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong

những bể máu.

(Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh)

Chêm xen

  • Khái niệm

Chêm xen là thêm vào câu một cụm từ không có quan hệ trực tiếp đến quan hệ ngữ pháp trong câu văn, nhưng có mục đích bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thường đứng sau dấu gạch nối hoặc trong ngoặc đơn.

  • Ví dụ

Cô gái như chùm hoa lặng lẽ

Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu.

(Anh vô tình anh chẳng biết điều

Tôi đã đến với anh rồi đấy…)

(Hương thầm, Phan Thị Thanh Nhàn)

Câu hỏi tu từ

  • Khái niệm

Câu hỏi tu từ là sử dụng câu hỏi nhưng không mang mục đích để biết câu trả lời,

mà thường khẳng định nội dung được nhắc đến trong câu hỏi.

  • Ví dụ

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử)

Phép đối

  • Khái niệm

Phép đối là cách sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu ở vị trí cân xứng nhau, tạo nên

hiệu quả giống nhau trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài

hòa, diễn đạt nội dung nào đó.

  • Ví dụ

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;

(Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi)