- Anh Dương Nam Phương – Kiều bào tại Istanbul – Cộng đồng người Việt ở Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động chiến dịch quyên góp nhu yếu phẩm, quần áo để hỗ trợ người dân nước này vượt qua thảm họa động đất kinh hoàng.
- Rác nhựa đe dọa môi trường biển: Ở vịnh Vũng Rô hiện có gần 10 điểm cung cấp thức ăn cho tôm hùm. Mỗi điểm cung cấp khoảng 10 tấn thức ăn/ngày. Điều đáng nói là lượng thức ăn cho tôm từ bờ đưa ra biển hầu hết được chia ra trong nhiều túi nilon nhỏ. Sau khi cho tôm ăn, rất ít túi nilon được thu gom đưa vào bờ xử lý.
- 3 anh em ( sinh 3) huyện Long Thành cùng tình nguyện nhập ngũ năm 2023: Nhà có 7 anh chị em, mẹ mất sớm, gánh nặng gia đình trút lên vai người cha, nên khi học xong lớp 12, Thông và Phát đi làm thuê phụ gia đình và nuôi em trai Thiện và em gái ăn học. Nguyễn Trương Minh Thiện đã tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin trường Cao đẳng công nghệ cao Đồng Nai. Ông nội từng tham gia cách mạng nên ước nguyện của 3 anh em là được khoác lên mình màu xanh áo lính, nên đã cùng nhau viết đơn và trúng tuyển nghĩa vụ quân sự.
- Cụ ông Đỗ Sáng Luyện vớt rác 30 năm tại khu vực hồ Hữu Tiệp, Ba Đình, Hà Nội: Mặc dù đã 83 tuổi nhưng ngày nào cụ ông cũng đi bộ 3,4 lần ra hồ tay cầm chiếc vợt tự chế để thu gom rác tại khu vực lòng hồ.
- Chị Lê Thị Hậu, 38 tuổi quê Nghệ An sau khi nhặt được chiếc ví chứa nhiều tài sản quý giá chứa nhiều tiền và vàng đã trả lại cho người bị đánh mất là ông Nguyễn Văn Lực. Trước tấm gương đẹp của chị đã được công an tỉnh Nghệ An khen thưởng.
- Phạm Thanh Tùng, 37 tuổi, người ở huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Tùng là con trai út trong gia đình 8 anh chị em. Những năm tháng tham gia kháng chiến chống Mĩ của cha mẹ đã để lại trong Tùng di chứng chất độc da cam, nhưng với sự tận tình chăm sóc của mẹ và người anh kế, vốn thông minh, năm lến 8 Tùng đã biết đọc và viết, sử dụng máy tính.
- Bà Nguyễn Thị Nhiệm – Thôn Bến Cốc, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội – Người mẹ của những đứa con vô danh: Bà hàng ngày chăm sóc khu nghĩa trang thai nhi. 12 năm nay bà ngày ngày đến từng bệnh viện nhận những xác thai nhi về để chôn cất. Không chỉ là người mẹ của những đứa con vô danh bà còn nhận nuôi nhiều em bé mồ côi, cưu mang, chăm sóc các em.
- Nguyễn Thị Vân – một cô gái mang trong mình những khiếm khuyết nhưng cô rất nỗ lực. Cô thành lập công ty Imagtor vào năm 2016. Với mong muốn giúp người khuyết tật có thể có việc làm với thu nhập khá và ổn định. Imagtor đem lại môi trường làm việc bình đẳng với tất cả mọi người. Công ty có khoảng 80 nhân sự và người khuyết tật chiếm 50% với đủ các dạng tật. Vân thành lập công ty với mong muốn thay đổi quan điểm xã hội về năng lực của người khuyết tật, để chứng minh rằng: những người bị cho là “yếu thế” vẫn có thể sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng, giá cả cạnh tranh quốc tế.
- Ông là Đinh Minh Nhật (60 tuổi, ngụ thôn 1, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai). Từ đứa trẻ đầu tiên ông cứu khi sắp bị chôn theo mẹ bởi hủ tục, 18 năm qua ông đã tự tay chăm sóc cho 131 đứa trẻ mồ côi. “Tôi mong các con mình dù nghèo nhưng sống thật thà, yêu thương, chia sẻ”
- Gần 500 căn nhà tình thương được xây dựng đã giúp hàng trăm hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trong và ngoài huyện Tam Nông có chỗ ở ổn định, phát triển kinh tế. Nghĩa cử cao đẹp đó của lão nông Nguyễn Văn Ngân, ngụ ấp Phú Lợi, xã An Long, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) được mọi người thán phục…