Tràng Giang – Bức tranh thiên nhiên

Đoạn tham khảo:

Nhà thơ Huy Cận đã thành công xây dựng một bức tranh thiên nhiên “Tràng Giang” “đẹp” và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong trái tim bạn đọc. Ở bài thơ, thiên nhiên tạo vật mang màu sắc cổ điển nhưng lại được thi nhân tạo dựng với màu sắc riêng, bằng cái nhìn mới mẻ, đầy tinh tế. Đó là vẻ đẹp nên thơ của những con sóng điệp điệp đuổi nhau trên mặt nước, của cồn nhỏ lơ thơ, của màu sắc hài hòa bên sông:

“Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”

Ở “Tràng Giang”, một bức tranh sông nước hiện lên thật đẹp, mượt mà, êm dịu nhưng cũng tĩnh lặng đến nao lòng. Tác giả miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh “nắng xuống”, “trời lên”, “sông dài trời rộng”, “lớp lớp mây cao đùn núi bạc”. Vẻ đẹp của thiên nhiên “Trường Giang” mang màu sắc cổ điển với “lớp lớp mây cao”, “chim nghiêng cánh nhỏ”. Dáng chim nhỏ tương phản với lớp lớp núi bạc khiến cho cánh chim càng trở nên lẻ loi, cô độc. Cảnh thiên nhiên như rộng lớn hơn, hùng vĩ hơn. Hai câu thơ đẹp trong nhịp bước của thời gian. Sự khác biệt trong cách sáng tạo hình ảnh gợi bạn đọc nhớ tới cảm thức của Xuân Diệu trong “Vội vàng” về bước đi của thời gian: một thời gian vô hạn trái ngược với hình ảnh con người nhỏ bé, hữu hạn. Khác với Xuân Diệu, nhà thơ Huy Cận nhìn nhận về cảm thức giữa không gian bao la, rợn ngợp “nắng xuống trời lên” đối lập với hình ảnh con người nhỏ bé, bơ vơ giữa nền sông nước. Sự sáng tạo của Huy Cận giúp bức tranh thiên nhiên sông nước trở nên “đẹp” hơn nhưng đượm buồn. Có thể nói, “Tràng Giang” hiện lên trên nền bức tranh thiên nhiên sông nước với vẻ đẹp trang trọng, cổ kính nhưng lại mới mẻ, hiện đại nhờ tài hoa trong ngòi bút Huy Cận. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *