- Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học” (M.Gorki)
- “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác. Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay… Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp….”. (Nguyễn Tuân)
- “Ngôn ngữ của tác phẩm phải gãy gọn, chính xác, từ ngữ phải được chọn lọc kĩ càng. Chính các tác giả cổ điển đã viết bằng 1 ngôn ngữ như vậy, đã kế tục nhau trau dồi nó từ thế kỉ này sang thế kỉ khác”. (M. Gorki)
- Ngôn ngữ là “tiếng nói nguyên liệu “còn ngôn ngữ văn học là “tiếng nói đã được bàn tay thợ nhào luyện. (Gorki)
- Sử dụng ngôn ngữ thơ để tạo hình: “Nhịp điệu của câu thơ là nhịp điệu của sóng gió và cũng là nhịp điệu náo nức xôn xao và biết bao sung sướng êm ái trong lòng người trở về quê cũ, nơi đã nuôi mình”. (Tố Hữu)
- Tính chính xác của ngôn ngữ văn học: “Đối tượng mà anh muốn nói đến dù là cái gì cũng chỉ có một từ để biểu hiện nó”. (Môpat xăng)
Văn học là nghệ thuật ngôn từ